Tin tức

Hợp tác tổ chức Cuộc thi hoà giải thương mại quốc tế bằng tiếng Anh giữa Khoa Pháp luật thương mại quốc tế (Trường Đại học Luật Hà Nội) và Trung tâm hoà giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC

Hợp tác tổ chức Cuộc thi hoà giải thương mại quốc tế bằng tiếng Anh giữa Khoa Pháp luật thương mại quốc tế (Trường Đại học Luật Hà Nội) và Trung tâm hoà giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC

15 Tháng 2, 2022

Vào 11 giờ sáng ngày 09/02/2022 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Nhâm Dần, tại Văn phòng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế (A1401), bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, Khoa Pháp luật thương mại quốc tế và Trung tâm Hoà giải Việt Nam (VMC) đã họp bàn kế hoạch hợp tác tổ chức Cuộc thi hoà giải thương mại quốc tế bằng tiếng Anh đầu tiên ở Việt Nam trong năm 2022. Về phía Trung tâm Hoà giải Việt Nam có sự tham gia của ThS. Phan Trọng Đạt - Quyền Giám đốc VMC, LS. Nguyễn Trung Nam – Phó giám đốc VMC và đ/c Nguyễn Mai Thu (cán bộ của VMC). Về phía Khoa Pháp luật thương mại quốc tế có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Bá Bình - Trưởng Khoa, ThS. Nguyễn Thị Anh Thơ - Phó trưởng Khoa, ThS. Ngô Trọng Quân – Phó trưởng bộ môn Pháp luật thương mại đa phương và đầu tư quốc tế, ThS. Nguyễn Ngọc Hồng Dương – Bí thư Liên Chi đoàn Khoa và ThS. Nguyễn Quang Anh – giảng viên của Khoa.

Khóa đào tạo trực tuyến "Kỹ năng giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải thương mại" – Tháng 03/2022

Khóa đào tạo trực tuyến "Kỹ năng giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải thương mại" – Tháng 03/2022

27 Tháng 1, 2022

Năm 2022 được kỳ vọng là năm phục hồi và phát triển kinh tế mạnh mẽ với sự gia tăng hơn nữa các hoạt động đầu tư, kinh doanh và giao thương quốc tế, cùng với đó doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng đối mặt, giải quyết các rủi ro pháp lý dẫn đến phát sinh tranh chấp. Để giải quyết các tranh chấp phát sinh, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay có xu hướng tìm kiếm một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế hiệu quả cả về thời gian, chi phí và giữ gìn mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các bên – phương thức hòa giải thương mại. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận có hệ thống các kiến thức và thực tiễn trong lĩnh vực hòa giải thương mại của cộng đồng luật gia và của doanh nghiệp quan tâm, từ năm 2022 Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) định kỳ tổ chức các khóa đào tạo cơ bản và nâng cao về hòa giải thương mại. Nối tiếp thành công của khóa đào tạo năm 2021, tháng 3/2022 VMC phối hợp với Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế Việt Nam (VBLC) tổ chức Khóa đào tạo trực tuyến chuyên sâu với chủ đề: “Kỹ năng giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thương mại”.

Công ước Viên và những lợi thế cho doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Công ước Viên và những lợi thế cho doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

14 Tháng 1, 2022

Công ước Viên 1980 - CISG về mua bán hàng hóa quốc tế chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 1/1/2017. Việc gia nhập CISG đã đánh dấu một mốc mới quan trọng của Việt Nam trong việc tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và sử dụng một khung pháp lý chung, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Những phân tích, đánh giá của Ông Phan Trọng Đạt, Quyền giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đưa ra trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ giúp độc giả có cái nhìn tổng quan hơn xung quanh vấn đề này. 

Hội thảo trực tuyến "Phòng ngừa & Giải quyết tranh chấp phát sinh từ các dự án hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực Năng lượng & Cơ sở hạ tầng"

Hội thảo trực tuyến "Phòng ngừa & Giải quyết tranh chấp phát sinh từ các dự án hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực Năng lượng & Cơ sở hạ tầng"

18 Tháng 11, 2021

Nội dung:Phiên 01: Tổng quan về hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực Năng lượng & Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam – Cập nhật quy định pháp luật mới và Kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa rủi ro phát sinh trong các giao dịch PPPPhiên 02: Phòng ngừa và Giải quyết tranh chấp phát sinh từ các dự án PPP trong lĩnh vực Năng lượng & Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

KHÓA ĐÀO TẠO: Phòng ngừa rủi ro pháp lý và giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu – Lưu ý qua một số tranh chấp thực tiễn và bài học kinh nghiệm từ tác động của Covid

KHÓA ĐÀO TẠO: Phòng ngừa rủi ro pháp lý và giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu – Lưu ý qua một số tranh chấp thực tiễn và bài học kinh nghiệm từ tác động của Covid

16 Tháng 11, 2021

Có thể nói tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 thời gian qua đã khiến các rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp với quy mô hoạt động vừa và nhỏ, xuất hiện trên nhiều phương diện hơn.

Hội thảo trực tuyến | Giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý/phân xử tranh chấp và trọng tài thương mại cho các dự án xây dựng tại Việt Nam – Một số lưu ý quan trọng từ thực tiễn tranh chấp

Hội thảo trực tuyến | Giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý/phân xử tranh chấp và trọng tài thương mại cho các dự án xây dựng tại Việt Nam – Một số lưu ý quan trọng từ thực tiễn tranh chấp

29 Tháng 9, 2021

CHỦ ĐỀ:GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA BAN XỬ LÝ/PHÂN XỬ TRANH CHẤP VÀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM – MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG TỪ THỰC TIỄN TRANH CHẤPThời gian: 08h30 Thứ Ba ngày 05/10/2021Hình thức: Trực tuyến trên nền tảng Zoom, Facebook và YoutubeChương trình: Xem Tờ giới thiệu sự kiện (Tại đây)NỘI DUNGMô hình Ban phân xử tranh chấp trong các mẫu hợp đồng FIDIC và theo pháp luật Việt Nam – Góc nhìn so sánh;Các giai đoạn giải quyết tranh chấp tiếp sau giai đoạn Ban phân xử tranh chấp trong các hợp đồng theo các mẫu FIDIC tại các dự án xây dựng ở Việt Nam – Từ thực tiễn tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Giải quyết tranh chấp khi gặp rủi ro thực hiện hợp đồng do Covid-19

Giải quyết tranh chấp khi gặp rủi ro thực hiện hợp đồng do Covid-19

21 Tháng 9, 2021

(BĐT) - Sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 khiến cho việc thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được, phải dừng hợp đồng. Do đó, nguy cơ doanh nghiệp bị xử phạt hợp đồng, kiện ra tòa là hiện hữu. Vậy, giải pháp nào để hạn chế được rủi ro tranh chấp hợp đồng này?

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
    Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
    Thời báo Kinh tế Sài Gòn
    Hội luật Quốc tế Việt Nam
    Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
    International Dispute Resolution & Risk Management Institute
    Korean International Mediation Center
    Singapore International Mediation Centre
    Shanghai Commercial Mediation Center (SCMC)
    Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế
    Internation Finance Corporation
    Báo Diễn đàn doanh nghiệp