Hoạt động đầu tư luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý nhất định

24 Tháng 11, 2020

Sáng 13/10, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức hội thảo với chủ đề: “Hòa giải tranh chấp đầu tư: Góc nhìn Xúc tiến và Bảo hộ đầu tư”. Việc tham gia ký kết nhiều Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại tự do cùng nhiều Hiệp định đa phương khác có ý nghĩa to lớn việc góp phần thu hút và làm gia tăng mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn dẫn đến phát sinh các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước Việt Nam. 

Luật sư Phùng Anh Tuấn cho biết, khảo sát Rủi ro chính trị của Ngân hàng Thế giới ghi nhận có tới hơn 25% nhà đầu tư cho rằng, rủi ro chính trị khiến họ rút hỏi các hoạt động đầu tư hiện có, hoặc hủy bỏ các dự án đã lên kế hoạch. Các rủi ro này thường là hành động của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư đã tiến hành các thay đổi pháp luật gây bất lợi, vi phạm hợp đồng hoặc hạn chế chuyển lợi nhuận và chuyển đổi tiền tệ.

 

Ảnh minh họa: KT

Ảnh minh họa: KT

Điều này cũng là nguyên nhân phần nào gây ra cản trở cho các nhà đầu tư tiềm năng mới. Chính vì vậy việc giảm những rủi ro ở giai đoạn ban đầu rất quan trọng, không chỉ thu hút, giữ chân và mở rộng đầu tư mà còn để ngăn ngừa các tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư, dù không mong muốn nhưng luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý nhất định, đây cũng là căn cứ để các nước thảo luận và quy định về phạm vi bảo hộ đầu tư. Đối với việc giải quyết tranh chấp, một trong những điều mà các nhà đầu tư cần chú tâm đó là vấn đề thời hiệu và phạm vi bảo hộ.

Theo đó, ngoài việc nhìn vào cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư, việc đưa các tranh chấp đầu tư giải quyết theo hình thức trọng tài thương mại hay hòa giải thương mại ngay từ đầu cũng nên là một hướng đi cân nhắc. Bởi đây là hướng đi sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm những căng thẳng lên thành tranh chấp đầu tư.

Theo luật sư Đinh Ánh Tuyết, tranh chấp xảy ta đối với các hoạt động về tranh chấp đầu tư thì phương thức thương lượng, hòa giải được ưu tiên bởi đây là các phương thức có nhiều ưu điểm do tiết kiệm chi phí, nhân lực và thời gian. Hiện đã có ít nhất 18% vụ tranh chấp đã được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Với việc thương lượng, hòa giải thành công, các dự án đầu tư sẽ được tiếp tục triển khai, giảm các thiệt hại không mong muốn cho nhà đầu tư, cũng như duy trì hình ảnh tích cực của Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi.

"Hoạt động hòa giải rất mới ở Việt Nam và không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Do đó hy vọng hoạt động này sẽ trở nên phổ biến hơn bởi những lợi ích to lớn từ hoạt động này mang lại. Tuy nhiên hoạt động hòa giải để chấp nhận được trong khung khổ của pháp luật Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền thì luật sư cần đưa ra các phương án thuyết phục" - luật sư Đinh Ánh Tuyết cho biết.

Các ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, khi tiến hành thương lượng, hòa giải, nhà đầu tư và cơ quan đại diện nước tiếp nhận đầu tư cần lưu ý nên cân nhắc có sự hỗ trợ từ các luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm để vừa giảm được những rủi ro, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, các bên trong tranh chấp cần thận trọng trong việc tiết lộ thông tin, tránh để lộ các thông tin quan trọng, điểm yếu mà bên còn lại có thể lợi dụng sau này nếu hòa giải không thành./.

Theo Nguyễn Hằng, Báo VOV.

Tin mới nhất

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
    Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
    Thời báo Kinh tế Sài Gòn
    Hội luật Quốc tế Việt Nam
    Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
    International Dispute Resolution & Risk Management Institute
    Korean International Mediation Center
    Singapore International Mediation Centre
    Shanghai Commercial Mediation Center (SCMC)
    Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế
    Internation Finance Corporation
    Báo Diễn đàn doanh nghiệp